Chào mừng bạn đến với ca đoàn Cecilia Kẻ Sặt!

Bàn về bài hát " Dâng Mẹ" của Hoài Đức

Hình thể: Ca khúc bình dân tôn giáo (cantus religiosus popularis) còn gọi là ca nguyện hát Tạ lễ hoặc hát vào những nghi thức ngoài phụng vụ như kiệu rước, hành hương, giờ đền tạ… Ca khúc bình dân tôn giáo “Dâng Mẹ” gồm 2 đoạn:
a. Đoạn I có tên gọi là điệp khúc.
b. Đoạn II có tên gọi là tiểu khúc (4 câu cùng cấu trúc).


Âm nhạc 


Ca từ 
Có 3 đặc điểm:
1. Rõ lời, sáng ý. Vì lời ca bình dị, không “tô lục chuốt hồng”. 
2. Có nội dung rõ rệt. Vừa ca ngợi vừa cầu nguyện thỏ thẻ… cùng Đức Mẹ.
3. Tạo nên một thứ tình cảm chân thành xác thực, giống như con thơ thưa chuyện cùng mẹ mình.

Điểm độc sáng
Tính độc sáng bao gồm 3 tính nhỏ: độc đáo, độc lập và độc nhất.
1. Độc đáo ở những điểm sau:
- Bình dị nhưng kỹ thuật cao. 
- Dễ thuộc nhưng không nhàm chán. 
- Nhanh đi vào lòng người nhưng sống lâu.
2. Độc lập: không bắt chước ai.
3. Độc nhất: Thang âm đặc biệt lạ, nghe gần với dân ca.
4. Đặc biệt có hẳng cao trào ở gần cuối tiểu khúc ở vào ô nhịp 14 với ca từ “quyết gắng đi tới”. Chính cao trào về âm vực (giai điệu bỗng bốc lên tầng cao rồi treo lại một chốc) khiên tác phẩm sinh động, không buồn thảm.

Tính thánh nhạc
1. Thánh thiện (sanctitas): ca từ đằm thắm ca ngợi và cầu nguyện với Đức Mẹ.
2. Hình thức tốt đẹp (bonitas formae): Có kỹ thuật sáng tác khá cao.
3. Phổ biến (universalitas): nơi nơi, mọi người, nhiều đời… đều cảm nhận “hát sốt sắng và nghe sốt sắng” như nhau về bài hát.

Tính bất hủ
Hai yếu tố làm nên bất hủ:
1. Chính nhờ những điểm sáng nêu trên.
- Bỉnh dị nhưng kỹ thuật sáng tác cao. 
- Dễ thuộc nhưng không nhàm chán. 
- Nhanh đi vào lòng người nhưng tồn tại.
2. Với 3 điểm sáng trên lại còn ca ngợi Đức Mẹ, bất hủ là tất yếu.

Không có nhận xét nào :

Đăng nhận xét