Chào mừng bạn đến với ca đoàn Cecilia Kẻ Sặt!
Hiển thị các bài đăng có nhãn Học tập. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Học tập. Hiển thị tất cả bài đăng

Lí do và mục đích của ca hát trong phụng vụ.

1.1. Lý do sâu xa  của việc ca hát là tình yêu hân hoan được biểu lộ ra bằng tiếng hát :  Cộng đoàn Dân Chúa, ý thức được tình yêu cứu độ của Thiên Chúa đối với mình, cũng như sự hiệp thông huynh đệ với nhau, khi tụ họp lại trong niềm mong chờ Chúa đến, không thể nào không cảm thấy hân hoan vui mừng và muốn bộc lộ bằng những lời ca tiếng hát, lòng tri ân cảm mến đối với Thiên Chúa. “Cũng như Phụng Vụ Do-thái bao gồm việc công bố các kỳ công của Thiên Chúa và dâng lên người những lời tri ân cảm tạ, thì Phụng Vụ Ki-tô giáo, tự đấy, là lời ca ngợi tán dương Thiên Chúa. Ca hát sinh ra cùng lúc với Phụng vụ, như là yếu tố chuyển đạt Tin Mừng cứu độ, và lời ca ngợi của những con người đã được cứu độ” (Universa Laus 5/1).

Âm nhạc và nghi thức phụng vụ_ĐGM Phaolô Trần Đình Tứ

Âm nhạc không chỉ quan trọng trong vai trò nâng đỡ lời ca, lời kinh phụng vụ. Nói thế bởi vì lời ca và âm nhạc còn giữ vai trò trong cử hành phụng vụ, nghĩa là trong chính việc thờ phượng Chúa. Có hai trường hợp: hoặc âm nhạc phụ họa một nghi thức, hoặc âm nhạc là bản thân nghi thức.

Handel_ Người hướng âm nhạc về quần chúng

The Hallelujah Chorus – một trong những nhạc phẩm nổi tiếng nhất thế giới. Và nó cũng là một trong những ca khúc được biểu diễn nhiều nhất! Người viết bài này là George Frideric Handle. Ông sống cách đây vào khoảng 300 năm. Vậy tại sao nhạc của Handle đến hôm nay vẫn thu hút chúng ta? Và chúng ta hãy nhận xét bằng cách nào mà ông trở nên được ái mộ như vậy trong cả hai khi sống cũng như khi chết!

Hợp xướng – một nghệ thuật cổ xưa

 Về tên gọi của một tập thể những ngươì cùng hát chung một tác phẩm chúng ta thường thấy có những tên gọi khác nhau: tốp ca, hợp ca và hợp xướng. Sự phân biệt này căn cứ trên số lượng thành viên, có chỉ huy hay không và có lĩnh xướng hay không. Thật ra, sự phân biệt như vậy chỉ là thói quen mang tính chủ quan và địa phương tính. Trong các kỳ thi quốc tế về nghệ thuật hợp xướng, không có sự phân biệt thành 3 loại như vậy. Theo định nghĩa mang tính quốc tế, hợp xướng là một nhóm nhạc (musical ensemble) gồm các ca sĩ trình diễn chung với nhau. Người ta thường dùng thuật ngữ choir để gọi một ban hợp xướng (BHX) hát trong nhà thờ (ở Việt Nam thường dùng từ ca đoàn), đối với BHX trình diễn trong các nhà hát (hay những nơi khác, bên ngoài nhà thờ) người ta gọi là chorus. Tuy nhiên hai tên gọi này cũng không phải là tuyệt đối bởi có những hợp xướng mà hoạt động của họ diễn ra ở cả hai nơi.

Bàn về bài hát " Dâng Mẹ" của Hoài Đức

Hình thể: Ca khúc bình dân tôn giáo (cantus religiosus popularis) còn gọi là ca nguyện hát Tạ lễ hoặc hát vào những nghi thức ngoài phụng vụ như kiệu rước, hành hương, giờ đền tạ… Ca khúc bình dân tôn giáo “Dâng Mẹ” gồm 2 đoạn:
a. Đoạn I có tên gọi là điệp khúc.
b. Đoạn II có tên gọi là tiểu khúc (4 câu cùng cấu trúc).

Lấy hơi trong ca hát_Bài 4: Bài tập tăng cường hơi thở (theo Anne Peckham, người dịch Nguyễn Văn Vĩnh)

ANNE PECKHAM là một ca sĩ, giáo viên dạy giọng, y sĩ, và chỉ huy hợp xướng. Bà là giáo viên trưởng bộ môn giọng tại Trường Âm Nhạc Berklee từ năm 1987, là đồng sáng lập viên Phòng Nhạc Kịch Berklee, và là thành viên của Hiệp Hội Quốc Gia Các Giảng Viên Thanh Nhạc Boston.