Ca Đoàn Phải Hát Hay …..
Đối với tôi thì ca đoàn phải hát hay. Tôi rất khổ tâm khi thấy ai ai khi ra ngoài đời đi làm thì luôn luôn ráng làm cho hay cho giỏi. Tuy nhiên khi làm ca đoàn thì lại trái ngược lại. Phải chăng khi đi làm thì làm giỏi thì thấy tiền nhiều còn làm giỏi cho ca đoàn thì chẳng được gì cả ???? Suy nghĩ như thế thì chúng ta cần phải suy nghĩ lại vì mọi sự đều có bàn tay Chúa tạo nên cả.
Bên cạnh những sự làm cho qua loa cho ca đoàn còn có những tư tưởng cần nên tránh trong khi làm ca trưởng là: “hát dở cũng được”, “rồi cũng xong”, “có Chúa hiểu”, “tất cả đến để phục vụ” …. Những tư tưởng này là những cản trở lớn cho sự tiến bộ của ca đoàn.
Thế nào là hát hay ? Câu hỏi này tôi nghĩ là chính các ca trưởng phải tự hỏi ngược là “mình có khả năng làm cho ca đoàn hát hay không?” Bên cạnh đó là các ca viên cũng phải tự hỏi mình là “mình có thể hay có muốn hát hay không ?”. Đúng là ca trưởng cần phải giỏi nhưng các ca viên không chịu làm việc thì cũng sẽ chẳng đi đến đâu. Sau khi củng cố vững vàng ở mặt này rồi thì kế tiếp làm xem coi dư luận nói sao về cách hát của ca đoàn. Đừng “tin tưởng” nhiều quá vào các lời khen khi gia đình đám cưới lên cám ơn “…. ca đoàn đã dùng lời ca tiếng hát ….” hay đừng vội phổng mũi khi nghe cha xứ khen trong dịp lễ lớn. Đơn giản là vì mấy dịp đó mọi người thường hay khen cho vui lòng mọi người chứ chưa chắc đã nói đúng tình hình. Sau đây là những “dấu chỉ” mà tôi nghĩ là nó cho thấy là một ca đoàn đang hát hay:
1/ Các cha, giáo dân đi kiếm tìm chúng ta để khen. Tôi vẫn nhớ khi cha Hiền lúc đó đang còn làm LM Chủ Tịch Cộng Đoàn Tu Sĩ & Giáo Dân VN tại Hoa Kỳ về thăm giáo xứ chúng tôi. Ngày hôm đó chúng tôi một bài hát rất đơn giản trong phần dâng lễ “Đây bánh thánh đây rượu nho khiết tinh ….” Sau thánh lễ mặc dù được đông đảo giáo dân vây quanh thăm hỏi nhưng somehow ngài đã lách ra để tiến đến bắt tay tôi và khen ca đoàn. Khi tự nhiên các cha, giáo dân đến kiếm chúng ta thì đó là những lời khen (chê) rất cần tâm niệm. Có lần một cha khách đến thăm và dâng lễ tại giáo xứ chúng tôi. Sau khi chúc bình an cuối lễ xong, ngài tự nhiên nói là “Tôi phải khen ngợi các anh chị trong ca đoàn hát rất hay”. Những lời khen tự nhiên bộc phát như vậy chắc chắn không phải nói để làm …. vui vẻ cả làng. Cách đây 2 tuần, ca đoàn Thiếu Nhi chúng tôi hát bài “Confitemini Domino” mà đến bây giờ vẫn còn người khen. Cha xứ thậm chí còn order bài hát đó cho kỳ cấm phòng mùa Chay sắp tới. Các lời khen không phải chỉ trong khu vực nhà thờ mà còn có thể xảy ra bất cứ nơi nào. Nhiều khi đi ăn phở gặp giáo dân nhận mặt họ cũng có thể khen. Các sự kiện đó chỉ có được nếu ca đoàn hát hay.
2/ Ca đoàn hát làm giáo dân khóc. Tôi vẫn nhớ những thánh lễ mà chúng tôi hát bài “Cầu Cho Cha Mẹ” lúc nào cũng có những đôi mắt đỏ hoe trong ca đoàn và trong giáo dân. Cái hay là chúng ta phải làm sao mà chúng ta muốn là thiên hạ phải cười và khi chúng ta cần là thiên hạ phải khóc. Đương nhiên dễ làm cho giáo dân khóc nhất là đám tang. Vậy đó mà cùng một chương trình lễ mà khi ca đoàn A hát thì giáo dân rất xúc động nhưng đến ca đoàn B hát thì mọi người lại bị lo ra. Chỉ có ca đoàn hát hay mới có thể làm rung động tâm hồn mọi người thôi.
3/ Giáo dân … ngừng hát theo. Trong giáo xứ có sách hát để cộng đoàn hát theo nhưng họ lại ngừng hát để nghe ca đoàn. Thường thường giáo dân hay làm là vẫn để cuốn sách mở ra nhưng hai mắt thì nhắm lại với khuôn mặt rất trầm ngâm. Đương nhiên nhắm mắt để họ có thể thả hồn vào với bài hát ca đoàn đang hát chứ không phải để … ngáy. Bên cạnh đó chuyện này chỉ xảy ra cho vài giáo dân thôi chứ nếu cả cộng đoàn đều ngừng hát hết thì chắc chắn tại chúng ta hát sai bài khác rồi. So, watch out and double check “dấu chỉ” này trước khi declare victory.
4/ Ca viên mới tham gia ca đoàn : “Đất lành chim đậu”. Không phải tự nhiên mà các ca đoàn Cung Chiều, Trẻ Đắc Lộ, Lang Thang ngày xưa lại có một lực lượng hùng hậu …. đuổi đi không hết. Thành công của các ca đoàn đó là các ca trưởng hạng gộc gạo và họ biết làm sao để ca đoàn ngày càng tiến bộ. Hiện nay với dân số VN tản mát có thể sẽ là một vấn nạn. Mặc dù vậy, một khi tiếng tăm đã có sẵn rồi thì sẽ có ca viên mới. Nhiều ca đoàn chỉ biết cậy vào cha xứ làm announcement trong giáo xứ để kiếm ca viên mà quên mất rằng ca viên không có là tại vì chúng ta hát quá dở. Điều này giống như là một nhà hàng dở cho dù có quảng cáo rầm rộ thì chỉ cần thực khách chỉ bị lừa vài lần là họ biết ngay thôi. Đừng quên là giáo dân cũng rất tinh tường trong việc đánh giá cái hay và cái dở của một ca đoàn. Làm việc phục vụ là điều tốt nhưng không có nghĩa là “sao cũng được”. Đúng là ca đoàn là niềm vui, là nơi tụ họp bạn bè …. nhưng sau cùng thì vẫn phải trở lại vấn đề chính là ca hát.
Trên đây là những dấu hiệu mà tôi cho là chỉ có khi ca đoàn thật sự hát hay thì mới có thể xảy ra. Hát hay không phải là chỉ một sớm một chiều nhưng điều đó đòi hỏi một sự luyện tập cần mẫn và kỷ luật. Bên cạnh đó ca trưởng phải biết làm sao để “chuyên chở” những ý tưởng của mình về bài hát để ca đoàn có thể thi hành được. Chỉ có khi ca đoàn rung động với bài hát thì cộng đoàn mới có thể rung động theo được. Cha Kim Long có nói: “Chúng ta không thể cho những gì chúng ta không có”. Nếu chúng ta không rung động thì làm sao người khác rung động và làm sao có thể hát hay ? Phải chăng đó là những phẩm chất còn thiếu thốn trong các ca đoàn? Thân.
Phạm Dương Hãn
Không có nhận xét nào :
Đăng nhận xét